[CÔNG THỨC] Tính toán chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong tình huống bạn nhập khẩu lô hàng có giá trị Invoice là 100.000 USD, chi phí book tàu bạn phải bỏ ra là 90 USD, phí mua bảo hiểm phải trả là 10 USD. Giả định bạn có thể nhập khẩu lô hàng này và bán ra thị trường với mức giá 101.000 USD.
1. Insured Amount – Xác định Số tiền bảo hiểm
Định nghĩa: Số tiền bảo hiểm (Insured Amount hay Insured Value – Trị giá bảo hiểm) là giá trị của đối tượng bảo hiểm (giá trị lô hàng) lúc bắt đầu bảo hiểm cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí có liên quan khác.
Hiểu một cách đơn giản thì Số tiền bảo hiểm chính là khoản tiền công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với lô hàng trên hành trình vận chuyển. Tuy nhiên con số này không tính bằng giá trị hợp đồng, cũng không tính bằng giá trị Invoice mà được tính theo công thức sau:
V = (C + F) (1 + a) / (1 – R)
Trong đó:
V : Số tiền bảo hiểm
C : Giá FOB của hàng hóa
F : Cước phí vận tải quốc tế
a : Lãi dự tính (thường là 10%)
R : Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định)
Trong tình huống bạn nhập khẩu lô hàng có giá trị Invoice là 100.000 USD, chi phí book tàu bạn phải bỏ ra là 90 USD, phí mua bảo hiểm phải trả là 10 USD. Giả định bạn có thể nhập khẩu lô hàng này và bán ra thị trường với mức giá 101.000 USD.
Rất dễ hiểu rằng, khi lô hàng xảy ra tổn thất trên đường vận chuyển thì số tiền bạn bị mất đi không phải chỉ là 100.000 USD giá trị Invoice ban đầu mà thật ra là 101.000 USD (bao gồm cả giá trị Invoice, cước vận tải, phí bảo hiểm và khoản lãi dự tính thu được từ việc bán hàng). Như vậy hiển nhiên bạn muốn nhận được khoản bồi thường 101.000 USD từ công ty bảo hiểm.
Để mức bồi thường không vượt quá xa giá trị ban đầu của lô hàng nhưng vẫn đủ bù đắp phần nào tổn thất của người được bảo hiểm người ta thống nhất mức lãi dự tính hợp lý là 10%.
Bật mí: Trong thực tế, một số công ty bảo hiểm bỏ qua cách số tiền bảo hiểm phức tạp này mà áp dụng luôn cách tính đơn giản: V = 110% x Giá trị Invoice (mặc dù giá trị Invoice là giá FOB hay CIF).
Tham khảo: 5 lý do khiến bạn nên chọn nhập FOB chứ không phải CIF
2. Insurance Premium – Công thức tính phí bảo hiểm
Định nghĩa: Phí bảo hiểm (Insurance Premium) là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) để đối tượng bảo hiểm của mình (hàng hóa xuất nhập khẩu) được bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm thu phí theo tỷ lệ % so với số tiền bảo hiểm để từ đó tính ra số tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả. Tỷ lệ phí bảo hiểm này khác nhau theo tính chất của hàng hóa theo cơ chế rất dễ hiểu: hàng hóa có độ rủi ro cao thì phí cao (hàng rời không đóng container), hàng hóa có độ rủi ro thấp thì phí thấp (hàng đóng trong container).
I = CIF x R với CIF = (C+F) / (1-R)
Trong đó:
I : Phí bảo hiểm
C : Giá FOB của hàng hóa
F : Cước phí vận tải quốc tế
R : Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định)
Bật mí: Trong thực tế, một số công ty bảo hiểm bỏ qua cách tính phí phức tạp này mà áp dụng luôn cách tính đơn giản: I = R x Giá trị Invoice (mặc dù giá trị Invoice là giá FOB hay CIF).
Nguồn: eximshark.com
Để nắm rõ và chi tiết hơn về chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam đến các cảng biển quốc tế và đối với từng loại hàng hóa cụ thể, các bạn có thể liên hệ đến các đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín để được hỗ trợ chi tiết hơn. Lacco là đơn vị có 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế - nội địa, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và xử lý hồ sơ hải quan chuyên nghiệp ( cấp giấy chứng nhận là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015), với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm xử lý đầy đủ các thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, Lacco sẵn sàng chịu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng các dịch vụ về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cho khách hàng theo nhu cầu.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn